Sai lầm dễ mắc phải trong CV


Bạn là sinh viên mới tốt nghiệp, bạn đã nhiều lần gửi CV xin việc nhưng vẫn chưa một lần được nhà tuyển dụng trả lời? tại sai lại như vậy? Cùng tham khảo bài viết sau của Aroma để biết được những sai lầm trong CV của sinh viên mới tốt nghiệp khi tìm việc ( work in vietnam).

 – Thiếu keywords

Nếu bạn nộp đơn online, CV của bạn sẽ cần có một số từ khó chính xác trước khi được qua vòng tiếp theo. Các từ khóa là những cụm từ chi tiết về công việc, những từ bao gồm trình độ cụ thể, lĩnh vực chuyên môn hay những lĩnh vực liên quan. Kiểm tra mô tả công việc để xác định những gì bạn đang có và chắc chắn rằng bạn có những điều đó một các tự nhiên, phù hợp với CV của bạn.

– Nêu các chi tiết không cần thiết

Khi bạn đã trải qua nhiều công việc, sắp xếp các công việc theo ngày thường không cần thiết và thưởng chỉ làm nhiễu thông tin hơn mà tôi. Bạn nên tập trung vào những điểm nổi bật và thể hiện sự ảnh hưởng của bạn trong những công việc mà bạn đã trải qua. Nếu bạn từng có một công việc trong mùa hè ở một quán cà phê, các nhiệm vụ có thể dễ dàng đươc dự đoán và không cần phải ghi rõ trong CV của bạn. Nhà tuyển dụng không quan tâm bạn đã phục vụ được bao nhiêu người, làm vào ca nào,… hay những thứ đại loại như vậy.

Đôi khi cũng cần một số ngữ cảnh. Ví dụ, bạn có thể cần thể hiện thêm các thông tin công ty mà bạn đã từng làm việc để cung cấp cho một ý tưởng hoặc phạm vi vai trò của bạn trong công ty đó. Bạn có thể thử nghiệm điều này bằng cách đặt các thông tin này trong một phông chữ nhỏ hơn dưới tên công ty. Điều đó sẽ giúp bạn có thông tin, chi tiết thú vị.

– Ngôn ngữ buồn tẻ

“Chịu trách nhiệm cho…” và “bổn phận để…” là những từ không nên dùng trong CV.

Sử dụng những ngôn ngữ uyển chuyển, phù hợp, sử dụng các động từ chính xác và mạnh mẽ cũng là một trong những điểm thú vị thu hút nhà tuyển dụng. Bạn cũng nên tránh dài dòng, các hình thức thụ động hoặc để các thông tin cơ bản quá nhiều.

– Sử dụng từ ngữ không rõ ràng

Những người tìm việc mới tốt nghiệp thường bị nhận xét là viết CV với ngôn ngữ rất mơ hồ. Chúng ta đều thích nghĩ theo hướng rằng chúng ta thích tiếp cận vấn đề một cách sáng tạo, đam mê làm việc trong lĩnh vực này; nhưng điều quan trọng là những minh chứng của chúng ta cần phải thể hiện những phẩm chất phù hợp với công việc đó.

Bạn có thể đánh số để xác định số lượng thành tựu của bạn, đồng thời thể hiện bằng những dòng ngắn để hiển thị những phẩm chất phù hợp với công việc ứng tuyển tương ứng với thành tựu đó.

– Đánh giá thấp các kinh nghiệm khác

Khi viết CV, chúng ta thường nghĩ cần chọn lọc những điều cần thiết, không đi lạc hướng và không muốn đi chi tiết vào các công việc khác có vai trò khiêm tốn hơn, công việc tình nguyện hay các hoạt động xã hội. Tuy nhiên hoàn toàn không phải như vậy.

Bạn đã từng là chủ nhiệm CLB hay một tổ chức xã hội nào đó trong trường học? Bản thân điều đó có thể không được đáng chú ý, nhưng nếu dưới sự lãnh đạo của bạn, tổ chức đạt được một thành tựu nào đó thì điều đó cũng rất được nhà tuyển dụng lưu tâm. Bạn đã từng làm việc bán thời gian ở một nhà hàng trong quá trình học? Điều này cho thấy bạn có khả năng cân bằng được giữa việc học tập và công việc. Nếu bạn sáng tạo ra một dòng sản phẩ mới và tăng thêm được doanh thu thì đây quả là một thành tựu thú vị đáng để bạn làm nổi bật.

– Không thể hiện thành tựu mà bạn đã đạt được

Tìm những thành tựu của bạn trong quá trình học hay các kinh nghiệm về công việc mà bạn đã trải qua. Chúng ta có xu hướng né tranh việc làm nổi bật những thành công mà chúng ta đã được được vì ngại, nhưng thực sự với quan điểm của những nhà tuyển dụng, họ mong muốn được nhìn thấy tiềm năng mà bạn có thể đóng góp cho công ty thông qua những thành tựu mà bạn đã được trước đó.

Bạn cần phải tìm hiểu điều gì là quan trọng trong vai trò, vị trí công việc đối với doanh nghiệp, sau đó bạn mới có thể liên hệ với các ví dụ của riêng mình. Trong kinh doanh, các kinh nghiệm điển hình thường được chia thành 3 loại: làm tăng thu nhập, làm giảm chi phí và tinh giản quá trình. Nhưng cũng tùy vào doanh nghiệp, có thể bạn cũng sẽ cần đến các thành công trong các lĩnh vực khác nữa, chẳng hạn như việc tạo một nhóm hiệu quả để cung cấp các dịch vụ hay tạo ra các sản phẩm trong một quỹ ngân sách eo hẹp.

– Thiếu các yếu tố trình bày những gì sẽ mang lại cho doanh nghiệp

Trong một CV, điều cần có ở một CV tốt là làm sao để có được sự liên kết giữa những gì bạn viết và những gì nhà tuyển dụng mong muốn đọc được. Nói rõ hơn, đó là sự liên kết giữa nền tảng mà bạn có (kỹ năng, học vấn và kinh nghiệm) và những điều mà công việc yêu cầu.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về giá trị kinh tế mà tấm bằng của bạn mang lại hoặc các kinh nghiệm khác như: Trường học đã dạy bạn làm gì? Điều đó sẽ giúp ích cho công việc mà bạn ứng tuyển vào như thế nào? Ví dụ: một dự án hay một đề tài có thể có giá trị đối với nhà tuyển dụng. “Được đào tạo để…” là một cụm từ hữu dụng ở đây. Ví dụ, nếu bạn đã từng có bằng về kinh tế, bạn có thể bắt đầu bằng: “Được đào tạo để phân tích các dữ liệu phức tạp và xác định các trở ngại lớn về đầu tư,…” Hoặc, nếu bạn làm ở lĩnh vực nghệ thuật, nơi mà kỹ năng giao tiếp tốt là một điều rất quan trọng, bạn có thể nói: “Được đào tạo để nghiên cứu, tổng hợp và tìm kiếm những cơ hội thực tế một cách rõ ràng và chính xác,…”.

– Quá chung chung

Đối với mỗi công việc mà bạn ứng tuyển, cần phải có sự đầu tư để CV bạn gửi đi chắc chắn phù hợp với công việc đó. Mặc dù bạn có thể apply vào những công việc tương tự nhau, nhưng hãy tập trung để có những điểm nhấn khác nhau cho mỗi công việc.

Bạn có thể đọc phần mô tả công việc để hiểu những yêu cầu cần có cho vị trí ứng tuyển là gì. Bạn có thể sắp xếp các phần nội dung trong CV để làm nổi bật hay để đặt sự chú ý vào phần mà bạn mong muốn nhà tuyển dụng nhìn thấy nhiều nhất. Giả sử phần 2.1 là phần quan trọng, bạn hãy làm nổi bật nó trong hồ sơ. Hãy tìm hiểu thêm cách trình bày CV để có thể dều chỉnh linh hoạt tùy theo loại công việc mà bạn ứng tuyển.

– Sử dụng văn xuôi

Bạn cần học cách để viết theo từng đoạn. Cố gắng diễn tả quan điểm bằng những đoạn văn ngắn gọn. Những đoạn văn dài (đặc biệt là phần tóm tắt của bạn) thường sẽ không được đọc đến.

Bạn không cần phải viết một câu đầy đủ trong CV. Nhà tuyển dụng thường chỉ đọc lướt, do đó bạn nên viết theo dạng tin tức. Bạn có thể thử viết theo dạng “Thành tựu – Công việc” hay dạng “Công việc – Thành tựu” để làm cho các thông tin quan trọng được làm nổi bật. Ví dụ, bạn có thể viết: Viết kế hoạch cắt giảm chi phí và đề xuất lên cấp trên – được duyệt và áp dụng đã giảm được 15% ngân sách (dạng Công việc – Thành tựu). Hoắc cũng có thể viết “Làm giảm được 15% ngân sách sau khi đề xuất kế hoạch cắt giảm được đề xuất và thực hiện”.

– Quá dài dòng

Hãy thể hiện kỹ năng và cách trình bày chuyên nghiệp của bạn thông qua một bản CV xúc tích và đầy đủ. Các ứng viên chuyên nghiệp thường chỉ viết CV trong vòng 2 trang và các nhà tuyển dụng rất thoải mái khi có thể biết được mọi thông tin quan trọng một cách nhanh chóng. Đừng nhét tất cả mọi thứ vào trong CV để chứng tỏ mình là một ứng viên nhiều kinh nghiệm. Quan trọng là bạn biết thông tin nào là quan trọng để cho vào nội dung CV của mình.

Những nhà tuyển dụng thường rất bận rộn trong một mớ CV của nhiều ứng viên. Nếu một CV quá dài dòng và không cô đọng, khả năng CV đó bị loại là rất lớn. Do vậy bạn chỉ nên chú trọng vào những điểm chính bạn muốn nhà tuyển dụng lưu tâm và cho thấy bạn có thể làm gì cho công ty của họ.

Trên đây là những lỗi không nên có trong CV xin việc, hãy tránh xa các lỗi này khi gửi hồ ứng tuyển giáo viên tiếng anh, hay bất cứ công việc nào khác nhé. Chúc các bạn thành công.

Có thể bạn quan tâm: Bí quyết trả lời phỏng vấn tiếng Anh


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *