Học cách phát âm tiếng anh với quy tắc nhấn trọng âm


Rất nhiều người trong chúng ta học tiếng anh lâu năm nhưng lại không biết cách phát âm tiếng anh hay. Lại có trường hợp người học tiếng anh nhưng lại không thể nói được tiếng anh hoặc ngại nói do phát âm tiếng anh bị sai dẫn đến không nói chuyện, hoặc nói nhưng đối phương hiểu sai ý. Chính vì lý do đó mà aroma gửi đến toàn bộ đọc giả cách phát âm tiếng anh với cách nhấn trọng âm của từ.

phát âm

I Cách phát âm với tiếng anh với các từ đơn:

Rule 1: Hầu hết với danh từ có 2 âm tiết thì trọng âm phần lớn rơi vào âm tiết thứ đầu tiên.

Example: ‘children, ‘habit, ‘labour, ‘hobby, , ‘standard, ‘trouble …
Trong đó có các trường hợp ngoại lệ: ma’chine, ad’vice, mis’take…

– Rule 2: Đối với các động từ có 2 âm tiết, thông thường trọng âm rơi vào âm tiết nằm thứ 2

Example: be’gin, for’get, be’come, en’joy, re’lax, dis’cover, de’ny, re’veal,…
Ngoài ra có một số trường hợp ngoại lệ: ‘answer, ‘offer, ”enter, open, ‘happen…

– Rule 3: Đối với các tính từ có hai âm tiết, trọng âm của từ đó sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất

Example: ‘basic, ‘busy, ‘handsome, ‘lucky, ‘pretty, ‘silly…
Một số trường hợp ngoại lệ: a’lone, a’mazed, …

– Rule 5: Những từ có tận cùng là: -ate, –gy, –graphy, -cy, -ity, -al, -phy,  thì ta sẽ nhấn trọng âm vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên.

Example: eco’nomical, tech’nology, de’moracy,ge’ography, in’vestigate, pho’tography, im’mediate,…

  1. Cách phát âm tiếng Anh với các từ ghép

– Rule 1: Thường với cá từ ghép trọng âm sẽ rơi vào chính các vần sau: sist, vert, test, tain, cur, tract, self, vent.

Example: e’vent, pro’test, sub’tract, in’sist, my’self, main’tain, him’self …

– Rule 2: Với các động từ ghép, thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ hai

Example: under’stand, be’come,…

– Rule 3: Những từ có các hậu tố là –ic, – -ical, ish, -sion, -ance, -tion, -ence, -idle, -ious, ience, -id, -iar, -eous, -ian, -acy, -ity, thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết liền ngay trước.

Example: eco’nomic, ‘entrance, ‘foolish, e’normous …

– Rule 4: Những từ chứa hậu tố “-ee, – eer, -ese, -ique, -esque, -ain” thì trọng âm rơi vào chính âm tiết chứa đó:

Example: ag’ree, volun’teer, main’tain, Vietna’mese, re’tain, u’nique, engi’neer, pictu’resque…

– Rule 5: Hầu hết các các tiền tố không nhấn trọng âm.

Example: dis’cover, re’ply, re’ly, re’move, re’write, des’troy, im’possible, re’cord, ex’pert,…
Một số trường hợp ngoại lệ: ‘underlay, ‘underpass, …

– Rule 6: Đối với các ính từ ghép, ta sẽ nhấn trọng âm vào âm tiết thứ nhất

Example: ‘airsick, ‘carsick, ‘homesick,’airtight, ‘trustworth, ‘praiseworthy, ‘waterproof, …
Trừ các trường hợp sau: snow-‘white, duty-‘free,  …

– Rule 7: Với các danh từ ghép thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất

Example: ‘birthday, ‘bookshop, ‘airport, ‘gateway, ‘filmmaker, ‘guidebook…

Trên đây mình liệt ke một số trường hợp cơ bản trong cách phát âm tiếng anh mà tất cả các bạn nên tuân thủ để có thể nói tiếng anh tự nhiên hơn và chính xác hơn, không gây hiểu nhầm khi nói. Rất mong nhận được sự góp ý từ phía đọc giả.

Nội dung khác liên quan:

>> 20 thành ngữ thú vị về tình yêu

>> Học tiếng anh hiệu quả với flashcard


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *